Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2017

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2017 và Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 quy định về mức đóng BHXH như sau:

ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

  1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 18% cụ thể các khoản như sau

1.1 Quỹ ốm đau và thai sản : 3%

1.2 Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:  1%

1.3 Quỹ hưu trí và tử tuất : 14%

  1. Mức đóng bảo hiểm y tế là 3%
  2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1%

1. Bảng tỷ lệ trích các khoản nộp bảo hiểm như sau:

Trước ngày 01/06/2017

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người lao động Tổng cộng
Bảo hiểm xã hội 18% 8% 26%
Bảo hiểm Y tế 3% 1.5% 4.5%
Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2%
Tổng cộng 22% 10.5% 32.5%

Kể từ ngày sau 01/06/2017

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người lao động Tổng cộng
Bảo hiểm xã hội 17.5% 8% 26%
Bảo hiểm Y tế 3% 1.5% 4.5%
Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2%
Tổng cộng 21.5% 10.5% 32.0%

2. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2017 tại điều 6 QĐ 595/QĐ-BHXH

  1. Đối với hành chính sự nghiệp: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề ( nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở
  2. Đối với doanh nghiệp: tiền lương do đơn vị quyết định
    1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
    2. Từ ngày 01/01/2018 về sau: tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

3. Các khoản phụ cấp bắt buộc cộng vào tham gia bảo hiểm: phụ cấp chức vụ, chức danh ; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

4. Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo khoản 11 điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

5. Mức lương tối thiểu vùng

 

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc

( BHXH, BHYT, BHTN)

Đối với lao động chưa qua học nghề Đối với lao động đã qua học nghề
Vùng 01 3.750.000 4.012.500
Vùng 02 3.320.000 3.552.400
Vùng 03 2.900.000 3.103.000
Vùng 04 2.580.000 2.760.600

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *